Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Thuốc chữa bệnh lậu ở nam giới

Thực tế trên thế giới có rất nhiều thuốc chữa bệnh lậu ở nam giới giúp chấm dứt triệu chứng bệnh, bảo vệ sức khỏe. Nhưng do việc sử dụng thuốc không đúng lộ trình, lạm dụng thuốc đã làm gia tăng tỉ lệ nhờn thuốc, thuốc có hiệu quả thấp. Trong bài viết này chúng tôi xin đưa các loại thuốc cũng như cách sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh lậu của nam giới được bộ y tế ban hành.

1. Thuốc chữa bệnh lậu ở nam giới


Thuốc điều trị bệnh lậu ở nam giới được chia làm 2 dạng chính với hiệu quả tương đương nhau gồm thuốc tiêm và thuốc uống.

Thuốc tiêm

- Thuốc tiêm Spectionmycine (Trobicin, Kirin) 2gr: Dùng để tiêm vào bắp với một liều duy nhất. Nếu mắc lậu ở giai đoạn mãn tính thì bệnh nhân cần được tiêm trong 2 ngày liên tiếp.

- Sử dụng thuốc tiêm Ceftriaxone (Rocephine) 250mg hoặc Cefoxitine liều lượng 250mg: Tiêm bắp liều duy nhất.

Thuốc uống

- Azithromycin (Zithromax) 250mg: Áp dụng cho những trường hợp bị lậu ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể sử dụng liều dùng duy nhất sau khi lậu cấp tính vừa mới phơi nhiễm.

- Thuốc uống Tequin 200mg uống 2 viên (400mg) hoặc sử dụng thuốc Unasyn 375mg: Uống 1 liều duy nhất.

Theo dõi quá trình điều trị: Khi sử dụng thuốc chữa bệnh lậu ở nam giới đúng liều lượng và chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa thì chỉ cần sau 5 ngày và muộn nhất là 1 tuần là cách triệu chứng chung của bệnh sẽ biến mất hoàn toàn. Theo hoạt động và tác dụng của thuốc, các triệu chứng lậu sẽ giảm hẳn sau 1 – 2 ngày kể từ thời điểm dùng thuốc, riêng hiện tượng đi tiểu ra mủ sẽ hết lâu hơn khoảng từ 2 – 3 ngay.

Nguyên tắc sử dụng thuốc điều trị bệnh lậu nam giới: Hiện nay trên thế giới có rất nhiều dòng kháng sinh điều trị lậu và chỉ có hiệu quả khi thuốc được sử dụng đúng và đủ liều lượng. Thông thường thuốc chỉ các tác dụng chất dứt tình trạng nhiễm khuẩn và  khả sinh sản tái sinh của lậu nhưng không thể khôi phục được những tổn thương do ảnh hưởng của các độc tố do mầm bệnh gây ra.

2. Nguyên tắc điều trị bệnh lậu mà nam giới


Nguyên tắc điều trị bệnh lậu: Trung bình cứ sau 15 phút lậu song cầu khuẩn lại sao chép và nhân đôi số lượng một lần. Do đó khi đã nhiễm lậu nam giới cần được điều trị sớm, tuyệt đối không nên chậm trễ trong quá trình điều trị hoặc ủ bệnh trong thời gian dài. Rất khó để tiêu diệt song cầu lậu triệt để, người bệnh chỉ được xác định là đã khỏi lậu khi cấy vi trùng 2 lần tiếp tiếp đều ra kết quả âm tính hoặc niệu đạo không xuất dịch tiết với nghiệm pháp kích thích (cho người bệnh làm nhiều công việc năng nhọc, uống rượu bia và thức muộn. Đến buổi sáng ngày hôm sau thì lấy mẫu xét nghiệm từ dịch tiết từ niệu đạo khi người bệnh chưa đi tiểu để).

Điều trị bệnh lậu thường được tiến hành song song gồm điều trị cho cả người bệnh và người có tiếp xúc sinh lý trực tiếp. Theo các bác sĩ chỉ có điều trị đủ, đúng loại thuốc chữa bệnh lậu của nam giới thì người bệnh mới có cơ hội thoát khỏi lậu. Để đảm bảo an toàn cho đối tác, không là nguyên nhân lây nhiễm bệnh ra ngoài cộng đồng nam giới tuyệt đối không được quan hệ trong thời gian điều trị cũng như sau thời gian điều trị ít nhất là 7 ngày đầu tiên kể từ khi được chẩn đoán khỏi bệnh.

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Bệnh lậu có chữa khỏi được không?

Bệnh lậu có tự khỏi được không? bệnh lậu có chữa được không là những thắc mắc của các bệnh nhân mắc bệnh lậu khi cần tư vấn về căn bệnh này. Dưới đây là một trong số những câu hỏi điển hình của bệnh nhân mắc bệnh lậu xin được tư vấn.

Hỏi: Mấy tuần trước niệu đạo của tôi đột nhiên xuất hiện nhiều dịch mủ kèm theo hiện tượng đi tiểu buốt, thỉnh thoảng có cảm giác đau nhức ở thân dương vật không rõ nguyên nhân. Khi tìm hiểu trên internet mới biết bản thân mắc phải bệnh lậu. Nghe nói đây là căn bệnh vừa khó chữa vừa dễ tái phát nên rất mong bác sĩ tư vấn giúp tôi bệnh lậu có chữa được không? và nên chữa đâu thì tốt. Tôi xin cảm ơn! (anh Mạnh – Thanh Xuân)

Bệnh lậu có chữa được không?

Bệnh lậu có chữa khỏi được không?


Anh Mạnh thân mến! Đúng như anh đã lo lắng, bệnh lậu là căn bệnh vừa khó điều trị nhưng lại rất nhanh tái phát. Sở dĩ nó được đánh giá là 1 trong 4 bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay là bởi vi khuẩn lậu phát triển rất nhanh. Thông thường chỉ cần sau 15 phút ngắn ngủi là nó đã có khả năng phát triển và nhân đôi số lượng và cũng chỉ cần qua 2 – 3 lần, thậm chí là 1 lần (đối với người có hệ miễn dịch yếu) quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su là chúng có thể xâm nhập sang cơ thể người lành bệnh.

Theo chia sẻ trong thư thì anh Mạnh đang gặp phải các triệu chứng bệnh lậu cấp tính, tức là bệnh vẫn chưa quá nặng nên chỉ cần qua một vài liệu trình điều trị là bệnh của anh có thể khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên nếu anh lựa chọn sai phương pháp, liệu trình điều trị chưa đầy đủ hoặc làm dụng thuốc chữa bệnh lậu tại nhà. Chẳng những bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn mà còn gây khó khăn cho công tác điều trị sau này, thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng tại cơ quan sinh sản.

Vì vậy tốt nhất ngay bây giờ anh nến đến các trung tâm y tế hoặc phòng khám uy tín để điều trị. Anh không nên chần chừ mà để bệnh diễn biến kéo dài, điều này không chỉ làm sức khỏe cùng năng miễn dịch của anh bị suy giảm mà còn gây ra bệnh viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tuyền liệt…nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra bệnh vô sinh ở nam giới.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh lậu ở nam và nữ giới:

- Trước khi tiến hành chữa bệnh lậu, người bệnh cần phải làm qua các thủ tục xét nghiệm cần thiết và làm kháng sinh đồ để lưạ chọn loại thuốc phù hợp.

- Không quan hệ tình dục khi lộ trình điều trị vẫn chưa kết thúc.

- Tuân thủ nghiêm ngặt theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu dùng thuốc đặc trị thì cần sử dụng thuốc đều đặn không được tự ý ngưng thuốc hoặc tự ý chuyển đổi thuốc.

- Ngay cả khi các triệu chứng bệnh đã biến mất thì vẫn tiếp tục điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Việc này sẽ giúp người bệnh đảm bảo bệnh được chữa khỏi hoàn toàn.

- Vì vi khuẩn lậu có thể phát tán ra môi trường thông qua quần áo, dụng cụ đồ dùng cá nhân và quan hệ tình dục. Nên những người có tiếp xúc gần gũi với người bệnh bao gồm vợ/chồng, bạn tình và người thân trong gia đình cũng cần được điều trị ngay cả khi không có triệu chứng.

Kết luận: Như vậy anh Mạnh hoàn toàn yên tâm là bệnh lậu hoàn toàn có thể chữa được nhé, còn lộ trình như thế nào, phác đồ điều trị ra sao còn phụ thuốc vào mức độ tổn thương và sức khỏe của người bệnh.

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Bệnh lậu có nguy hiểm đến tính mạng không

Bệnh lậu có nguy hiểm không? có gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh không? Đây là một trong những nỗi lo lắng lớn nhất của các bệnh nhân mắc bệnh lậu. Bởi song cầu lậu cứ 15p' lại phân chia một lần và phát triển rất nhanh chóng.

Bệnh lậu có nguy hiểm không?

Bệnh lậu có nguy hiểm đến tính mạng không?


Dưới đây có 3 lý do chính để bạn phải lo lắng với sự nguy hiểm của bệnh lậu:

- Ngày càng xuất hiện nhiều dòng vi khuẩn lậu kháng thuốc, khiến bệnh nhân bị nhờn thuốc và không thể chữa khỏi bệnh triệt để tận gốc.

- Vi khuẩn lậu gây bệnh chủ yếu ở cơ quan sinh dục như dương vật, niệu đạo, âm vật, âm hộ… gây khó khăn cho việc quan hệ tình dục và duy trì khả năng sinh sản.

- Vi khuẩn lậu gây suy giảm hệ miễn dịch, dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua các tiếp xúc sinh lý trực tiếp (giao hợp) và các vật dụng trung gian như khăn tắm, bồn cầu, quần lót.

- Triệu chứng bệnh lậu có thể biểu hiện hoặc không, phần lớn các trường hợp mắc lậu ở nữ giới đều không có nhiều dấu hiệu nào đặc biệt. Bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh do tình cờ thăm khám sức khỏe phụ khoa, hiện tượng này cũng sảy ra ở nam giới nhưng ít hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân phát tán vi khuẩn lậu ra ngoài cộng đồng.

- Tuy khá phổ biến nhưng phần đông trong chúng ta lại không hiểu đầy đủ bệnh lậu là gì và đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của bệnh.

- Viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, ung thử cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, viêm vùng chậu…là những biến chứng cực kỳ nguy hiểm do vi khuẩn lậu gây ra. Nếu bệnh nhân không sớm đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa thì nguy cơ mắc phải chứng vô sinh – hiến muộn ở nam và nữ giới là rất cao, đặc biệt bệnh có thể là nguyên nhân gián tiếp cướp đi sinh mạng của phụ nữ.

Các chuyên gia bệnh xã hội cũng chia sẻ thêm: Tuy không có thống kê chính thức nhưng có rất ít các trường bị tử vong bởi khi khuẩn lậu nhưng nó có thể gây vô sinh cho hàng triệu người. Do đó để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình mỗi người cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh lậu như: quan hệ thủy chung 1 vợ 1 chông, sử dụng bao cao su nếu không muốn có con, vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, không sử dụng dung các vật dụng cá nhân hay quần áo của người khác. Ngoài ra, trong thời gian điều trị người bệnh cần hạn chế quan hệ tình dục, đồng thời bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao hệ miễn dịch và đẩy lùi bệnh tật.

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Bệnh giang mai lây qua đường nào? Là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ phía người bệnh. Bởi có không ít các trường hợp dù họ không hề có đời sống quan hệ tình dục phóng khoáng (hoặc chưa quan hệ tình dục) nhưng vẫn mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.


>>> Bài viết bạn nên xem:

Bệnh giang mai là gì? Các biến chứng bệnh gây ra

Triệu chứng bệnh giang mai thế nào?

Cách điều trị bệnh giang mai hiệu quả

Bệnh giang mai lây qua đường nào?


Theo các chuyên gia, con đường lây nhiễm của bệnh giang mai rất đa dạng, trong đó số ca lây nhiễm qua đường tình dục chiếm đến hơn 90%, và 10 % còn lại là do lây nhiễm các vận dụng trung gian và đường máu.

Bệnh giang mai lây truyền qua con đường tình dục


- Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Xoắn khuẩn giang mai có mối liên hệ chặt chẽ với phần bán niêm mạc và niêm mạc da, đặc biệt là ở cơ quan sinh dục của cả hai phái nam và nữ. Khi phát sinh quan hệ, những sự va chạm và ma sát sẽ dễ dàng làm trầy xước, tổn thương lớp da mỏng ngoài cùng, tạo điều kiện thuận lợi cho xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh giang mai.

- Tổn thương là những vết loét nông, không sâu, không tạo mủ nhưng cũng không gây cảm giác đau, ngứa cho bệnh nhân, không ảnh hưởng đến khả năng sinh dục nên đa phần người bệnh đều có tâm lý chủ quan và coi thường bệnh. Nguy hiểm hơn, trong thời gian điều trị cho người bệnh chúng tôi còn ghi nhận được rất nhiều trường hợp vì không nắm rõ các triệu chứng bệnh giang mai cơ bản nên đã vô tình là nguồn lây nhiễm bệnh sang vợ/chồng và những người thân xung quanh.

- Bệnh giang mai có thể lây truyền qua các con đường tình dục sau: Quan hệ đồng tính, dùng tay kích thích bộ phận sinh dục, quan hệ bằng đường hậu môn, quan hệ oral sex, quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su......

Khuyến cáo: Do khả năng xâm nhập qua tổn thương ở cơ quan sinh dục của xoắn khuẩn rất nhanh và mạnh nên chỉ cần qua 1 lần quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh là bạn đã có nguy cơ mắc bệnh giang mai.

Bệnh giang mai lây truyền qua đường máu


Khi ở giai đoạn giang mai tiềm ẩn (hay còn được gọi là giang mai không biểu hiện) người bệnh có thể lầm tưởng rằng bệnh đã tự khỏi mà không cần trị liệu. Lúc này trong máu của người bệnh đã tồn tại một số lượng xoắn khuẩn nhất định và có thể truyền bệnh sang người khác thông qua hình thức truyền máu, hiến máu. Nếu chẳng may bạn là người tiếp nhận, giang mai sẽ trực tiếp phát triển sang giai đoạn 2 luôn mà không cần phải qua thời gian ủ bệnh và giang mai giai đoạn 1 như các trường hợp lây nhiễm thông thường. Chính vì vậy công tác xét nghiệm, hiến máu trước khi cho nhận máu là rất quan trọng.

Bệnh giang mai lây truyền qua con đường trung gian


Mặc dù xoắn khuẩn giang mai không thể tồn tại ngoài cơ thể trong thời gian qúa lâu, nhưng nếu vết thương hở trên cơ thể bạn có tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch tiết bám dính quần áo, nhà vệ sinh, bàn đánh răng, khăn tắm... chứa xoắn khuẩn giang mai ngay khi người bệnh vừa mới sử dụng qua, thì bạn cũng có thể là nạn nhân tiếp theo của căn bệnh nguy hiểm này.

Nguyên nhân dấu hiệu của bệnh giang mai

Tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh giang mai sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân tốt hơn và nhận biết bệnh sớm ngay khi có những dấu hiệu bất thường ở cơ thể.

Bệnh giang mai là một bệnh cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị sẽ có tác động rất lớn tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.Vậy nguyên nhân bệnh giang mai là gì? và triệu chứng bệnh giang mai ra sao? chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

>>> Bài viết bạn nên xem:

Bệnh giang mai là gì? Các biến chứng bệnh gây ra

Cách điều trị bệnh giang mai hiệu quả

1. Nguyên nhân bệnh giang mai


Theo các chuyên gia, có rất nhiều con đường dẫn đến bệnh giang mai, trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính sau:

Nguyên nhân của bệnh giang mai là do quan hệ tình dục không an toàn


Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều đối tượng, quan hệ với gái mại dâm...là con đường lây nhiễm chính của xoắn khuẩn giang mai. Theo thống kê của bộ y tế, có hơn 95% trường hợp mắc bệnh giang mai là do quan tình dục với người mắc bệnh qua đường miệng, hậu môn và âm đạo. Nguyên nhân được cho là do da và niêm mạc hậu môn rất mỏng nhưng lại chứa rất nhiều mạch máu, do dó khi giao hợp rất dễ bị trầy xước, tạo điều kiện cho xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể.

Bệnh giang mai có đặc điểm: Thời gian nhiễm bệnh càng lâu thì khả năng lây nhiễm qua con đường tình dục càng giảm. Sau 4 năm kể từ khi mắc bệnh, xoắn khuẩn giang mai hầu như không còn khả năng lây nhiễm trực tiếp.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai do lây nhiễm gián tiếp 


Những người có thói quen sử dụng chung các đồ dùng, vật dụng cá nhân với người mắc bệnh như quần lót, khăn tắm...đều có khả năng lây nhiễm bệnh giang mai bởi các vận dụng này có thể chứa xoắn khuẩn khi gặp vết thương hở trên da và niêm mạc chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Nguyên nhân bị bệnh giang mai do truyền máu


Xoắn khuẩn giang mai sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ nhiễm vào máu của người bệnh. Do đó nếu bạn vô tình tiếp nhận máu hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.

Phụ nữ đang mang thai bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai có thể lây truyền bệnh sang con thông qua dây rốn bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ.



2. Dấu hiệu bệnh giang mai điển hình


Theo các chuyên gia xã hội, dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai qua các giai đoạn rất khác nhau cụ thể đó là:

Dấu hiệu của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu


- Dấu hiệu thường gặp nhất ở giai đoạn này là các vết loét hay còn gọi là săng giang mai, có đặc điểm là hình ô van hoặc bầu dục, có đáy cứng và sần sùi, màu đỏ, không gây ngứa, không chứa mủ.

- Săng giang mai thường xuất hiện ở âm đạo, âm hộ, bao quy đầu dương vật, cổ tử cung, bàn chân, bàn tay....

- Dấu hiệu săng giang mai chỉ xuất hiện từ 3 – 6 tuần, sau đó sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở giai đoạn 2


Sau 4 – 10 tuần sau khi triệu chứng săng giang mai kết thúc, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các nốt ban màu hồng nhỏ, có bề mặt phẳng hoặc lồi nằm ẩn sâu dưới da.

Giang mai cũng có thể làm cho người bệnh xuất hiện thêm các mảng sần ở hai bên mạn sườn, bụng và ngực, bên trong có chứa dịch mủ, rất dễ bị trầy xước.

Ngoài phát ban, trong giai đoạn 2 người bệnh thường có thêm các triệu chứng toàn thân khác như: đau họng, sưng hạch, đau các khớp xương, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sút cân...

Dấu hiệu giang mai giai đoạn 3


Trong giai đoạn này, xoắn khuẩn giang mai có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan, bộ phận quan trọng của cơ thể như: tim, hệ thần kinh trung ương. Dấu hiệu của bệnh giang mai thường phụ thuộc vào mức độ, tính chất, biến chứng của bệnh giang mai, cụ thể:

- Củ giang mai: Phát triển dày đặc có kích thước to bằng hạt ngô màu đỏ hoặc tím, có dạng hình cầu hoặc  mặt phẳng không đối xứng. Khi xuất hiện sẽ hoại tử và để lại sẹo trên cơ thể.  Củ giang mai có thể gây tử vong nếu chúng ăn sâu vào các khớp xương và cơ.

- Giang mai tim mạch: Dấu hiệu thường gặp nhất là phình mạch.

- Giang mai thần kinh: Dấu hiệu không rõ ràng hoặc có biểu hiện của bệnh viêm màng não gây rối loạn ý thức, động kinh, trầm cảm nặng, đột quỵ....

Lời khuyên: Theo các chuyên gia phòng khám Thái Hà, dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai thường dễ nhầm lẫn sang một số bệnh da liễu thông thường hoặc bệnh sùi mào gà. Khi cơ thể có những dấu hiệu là giống với dấu hiệu bệnh giang mai như trên bạn nên đến ngay các trung tâm, cơ sở phòng khám chuyên khoa uy tín để khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh phát triển nặng hơn, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.